Làng Gốm Thanh Hà – Hội An

01/09/2021

Đến Hội An mà không ghé thăm làng gốm Thanh Hà thì quả là điều tiếc nuối.

Không chỉ thu hút du khách bởi địa điểm quen thuộc như khu phố cổ thơ mộng, những bức tường vàng rực cả gốc phố mà Hội An còn có nhiều điều thú vị khác để bạn khám phá. Trong bài viết này Saigon Travel xin được chia sẻ với các bạn về một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An mà bạn nhất định phải ghé qua. Không gì khác chính là làng gốm Thanh Hà Hội An. Cùng mình đi tìm hiểu xem làng gốm 500 năm tuổi này có gì thú vị nhé!

tin tuc bai viet so 50.1

Nằm bên sông Thu Bồn, cách khu phố cổ Hội An 3km về phía Tây, bên cạnh là chợ Cá, từ đô thị cổ Hội An về phía Vĩnh Diện theo đường Duy Tân sẽ có biển chỉ đường vào làng gốm. Giá vé vào cổng 30.000 đ/người, bao gồm: Khám phá di tích tổ nghề gốm Miếu Nam Diêu, di tích Đình Xuân Mỹ, xem nghệ nhân chuốt hình gốm, tự tay trải nghiệm chuốt gốm.

Lịch sử làng Gốm

Được mệnh danh là công viên gốm lớn nhất Việt Nam nơi đây là một không gian rộng trưng bày triển lãm các tác phẩm nghệ thuật được làm bằng gốm, diện tích rộng hơn 6.500m với kinh phí xây dựng lê đến 22 tỷ đồng, đây là một không gian siêu cổ kính,  gồm hai bố cục chính là Lò Úp và Lò Ngửa:

  • Lò Úp: Nơi lưu giữ những tác phẩm gốm truyền thống của làng nghề gốm Thanh Hà.
  • Lò Ngửa: Với ba tầng là nơi trưng bày và tổ chức các buổi triển lãm sảm phẩm gốm mới

tin tuc bai viet so 50.6

Tổng thể làng gốm Thanh Hà Hội An gồm 3 tòa nhà trưng bày chính và gốm. Không gian ngoài trời là khu gốm mang đến cảm giác đây như một thế giới thu nhỏ, với hàng loạt những công trình thu nhỏ của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng trong nước và nước ngoài như: Tháp nghiêng Pissa (Ý), đền Taj Mahal (Ấn Độ), gốm Chu Đậu (Đại Việt), Gốm Mỹ Nghiệp (Chăm), nhà Trắng (Mỹ),…

Được xây dựng năm 2011 và chính thức được đưa vào hoạt động năm 2015, trung tâm mô hình là bàn chuốc g, mà đến giữa năm 2017 mới được nhiều du khách biết đến.

Cư dân Thanh Hà bây giờ có nguồn gốc chủ yếu ở các vùng Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, vào định cư khoảng cuối thế kỉ 15. Buổi đầu sơ khai, khi đồ dùng chủ yếu làm từ gốm sứ, đất nung thì cư dân đã tiếp tục truyền thống cha ông. Vào khoảng năm 1516, tại làng Thanh Chiêm (nay là khối 6 phường Thanh Hà), do không hợp phong thủy nên dời lên Nam Diêu (tức khối 5 phường Thanh Hà).

tin tuc bai viet so 50.2

Trước kia làng gốm Hội An Thanh Hà khá đông đúc với 30 bàn xoay, vào 6 tháng nắng ráo trong năm có trăm lò nung luôn có khói nghi ngút, ngàn thợ thầy luôn làm việc tất bật.. Hiện nay cả làng chỉ còn 8 lò gốm và khoảng 35 lao động mà trong đó chỉ có 10 thợ giỏi. Riếng sản xuất gạch ngói có 74 hộ với 455 lao động tập trung ở khối phố 3,4,5,6 phường Thanh Hoa.

tin tuc bai viet so 50.16

Giờ đây hàng năm vào ngày mồng 10 tháng Giêng người dân làng gốm ở Hội An tổ chức lễ tế Xuân nhằm cúng tổ tiên và cầu mong cho các chư thần, tổ nghề cũng như các bậc tiền nhân đi trước ban cho cả làng một năm mới bình an, may mắn và phát triển. Có dịp đến với Hội An vào ngày ngày bạn nên ghé đến làng gốm Hội An này để dự phần lễ với rước kiệu Tồ nghề gốm, phần hội với các trò  chơi dân gian như thi chuốt gỗ, nấu cơm niêu, kéo co,…

Cách sản xuất Gốm

Quy trình làm gốm làng gốm Thanh Hà ở Hội An rất khắt khe, qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề, có kĩ thuật cao mới cho ra được những tác phẩm đẹp.

Đất sét lấy về dùng xuồng xăm rất kĩ, rồi nhào nguyễn kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần, sau đó dùng sức người đạp qua đạp lịa để tăng độ liên kết.

tin tuc bai viet so 50.3

Sau khi đất đã được luyện rất kĩ thì chia nhỏ thành các phần khác nhau rồi mới bắt đầu tạo hình. Trước khi bắt tay vào tạo hình bạn phải chuốt, đặc biệt khi chuốt phải cần đến hai người thực hiện (thường phụ nữ sẽ làm việc này). Trong đó, có một người đứng 1 chân, chân còn lại được sử dụng để đạp lên bàn xoay đồng thời dùng hai bàn tay làm con đất. Người còn lại sử dụng kỹ thuật để lấy con đất đặt lên bàn xoay sau đó cuốn thành hình kén sâu và dùng cái sò, vòng, giẻ thấm nước để tạo dáng sản phẩm.

tin tuc bai viet so 50.4

Khi đã tạo dáng sản phẩm xong thì đem ra ngoài nắng để phơi. Gốm sau khi được phơi se khô thì được mang lại vào để dập hoa văn, trang trí với nhiều nét vẽ riêng của làng gốm Thanh Hà Hội An.

Cuối cùng sau khi gốm được phơi kĩ thì cho vào lò để nung. Nhóm lửa trong khoảng 7 – 8 giờ thì khi khói đốt đã hết mới bắt đầu đốt thật lớn cho đến độ thì nghỉ lửa, người thợ dùng “gốm thăm” để thử. Nghỉ lửa thì phá cửa lò cho rộng để lò nung mau nguội và khoảng 12 giờ sau thì cho sản phẩm ra lò. Trung bình thời gian nung một lò trong khoảng 15 ngày.

Chơi gì ở Làng Gốm Thanh Hà

Khi bước chân vào làng gốm Hội An này bạn sẽ thấy gạch nung được trải dài khắp con đường, mái nhà đều được lợp bằng ngói nung do chính tay những người thợ gốm sản xuất.

tin tuc bai viet so 50.11

Với hàng cau xanh mướt trước ngõ, ven đường là các sản phẩm gỗ vừa mới tạo hình xong được mang ra phơi nắng, nơi đây mang lại cho ta cảm giác yên bình. Trong làng có rất nhiều cửa hàng, xưởng sản xuất san sát nhau, bày biện rất rất nhiều sản phẩm làm bằng gốm vô cùng bắt mắt với nhiều màu sắc.

  1. Tự tay làm ra sản phẩm của riêng mình.

Khi đến làng gốm Thanh Hà Hội An bạn sẽ được học cách để sản xuất ra một món đồ bằng gốm, sau đó sẽ tự tay làm ra những sản phẩm bằng gốm của riêng mình dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân tại đây.

tin tuc bai viet so 50.10

Sau khi nhào nặn thành khuôn, sản phẩm của bạn sẽ được đưa vào lò nung để tạo ra sản phẩm mộc. Cuối cùng để có một sản phẩm gốm sứ hoàn thiện nhất bạn sẽ tùy ý tô màu hoặc trang trí lên món đồ của mình để có một món đồ ưng ý nhất.

  1. Tham quan Công viên đất nung Thanh Hà

Khác với những sản phẩm bằng ắm được trang trí nhiều màu sắc, thì đến với công viên đất nung màu gạch là màu vàng, màu đỏ, xem vào đó là màu đỏ của cỏ cây được chăm khóc cẩn thận.

tin tuc bai viet so 50.9

Điều thu hút nhất đó là một không gian bảo tàng gốm độc đáo, gồm 9 khu:

  • Khu lò gốm.
  • Khu thế giới thu nhỏ.
  • Khu vườn sắp đặt.
  • Khu bảo tàng làng nghề.
  • Khu gốm Sa Huỳnh – Chăm.
  • Khu các làng nghề truyền thống.
  • Khu triển lãm.
  • Khu sản phẩm làng nghề.
  • Khu chợ gốm

Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Hà là tác giả của công viên Đất nung Thanh Hà, người con của nghệ nhân làm gốm. Sau khi thành công trong nghề xây dựng với vai trò Giám đốc Công ty Nhà Việt Crop tại TP.HCM, anh đã đầu tư xây dựng công trình trên chỉnh quê hương của mình, đây là bước đầu dần dần thay đổi tư duy của những nghệ nhân làng gốm Thanh Hà Hội An, dần dần tìm cách đưa gốm Việt Nam ra thế giới.

tin tuc bai viet so 50.7

Những tác phẩm gốm thu nhỏ được tạo nên dựa theo các kỳ quan thế giới và nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam, một bảo tàng sống với những nguồn tư liệu vô cùng quý giá để ta biết thêm về nghề gốm cổ truyền, cũng như đời sông sinh hoạt và sản xuất của người dân trong làng.

tin tuc bai viet so 50.8

Tại đây cũng có khá nhiều góc check in đẹp để bạn tha hồ “chụp choẹt”, chính vì thế đừng quên chuẩn bị cho mình một cục sạc dự phòng đầy pin để điện thoại, máy ảnh của bạn không bị hết pin giữa chừng nhé.

  1. Mua đồ lưu niệm về làm quà

Sản phẩm lưu niệm chủ yếu của làng gốm ở Hội An là những vật dụng trong gia đình thường nhật như bát, chén, bình hoa, bình cá, chậu cây,… những con tò he. Sản phẩm lưu niệm truyền thống được thổi hồn hiện đại, đã khiến du khách không thể không động lòng.

tin tuc bai viet so 50.14

Bộ sản phẩm quà lưu niệm tái hiện các món ẩm thực đặc sản Hội An như cao lầu. mì quảng, bánh,… được làm từ đất sét công nghiệp, keo, màu. Sản phẩm trông rất giống món ăn thật được đựng trên bát, đĩa của làng gốm Thanh Hà.

  1. Tham quan các điểm du lịch Hội An gần đó

Làng gốm Thanh Hà Hội An cách trung tâm phố cổ Hội An chỉ 1,8km do đó sau khi thăm quan và khám phá nơi này bạn có thể ghé qua những địa điểm du lịch gần đó như:

  • Làng lụa Hội An

Nằm ở địa chỉ số 28 Nguyễn Tất Thành, Hội An. Cách trung tâm phố cổ khoảng 1km nên việc di chuyển tới đây cũng khá thuận tiện. Đây là một trong những khu du lịch Hội An mang đậm nét truyền thống với hơn 300 năm tuổi để khách du lịch có cơ hội tìm hiểu tinh hoa làng nghề phố Hội.

tin tuc bai viet so 50.23

  • Nhà cổ Hội An

Những ngôi nhà cổ kính, mộc mạc đã tạo nên những nét đẹp riêng mà chỉ Hội An mới có. Ghé thăm những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc xưa độc đáo giúp bạn hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của ông cha xưa. Một số nhà cổ Hội An được khách du lịch thăm quan nhiều nhất như: nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An,…

tin tuc bai viet so 50.19

  • Chùa Cầu Hội An

Nằm trong trung tâm phố cổ, Chùa Cầu Hội An là một trong những điểm dừng chân mà bạn không thể bỏ qua khi tới nơi đây.

tin tuc bai viet so 50.21

Đúng như tên gọi, ngôi chùa nằm trên một chiếc cầu bắc qua con sông nhỏ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17 mang lối kiến trúc cổ kính. Chùa Cầu là một trong những địa điểm du lịch tâm linh và là biểu tượng tiêu biểu của Hội An.

Nếu có nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn những địa điểm xa hơn như: biển Cửa Đại Hội An hay Vinpearl Hội An,…

tin tuc bai viet so 50.20

Tới Hội An, ngoài việc khám phá nét cổ kính trong trung tâm phố cổ, thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng thì đừng quên ghé thăm những làng nghề truyền thống nhiều năm tuổi tại nơi đây. Hãy cùng Saigon Travel trải nghiệm thêm nhiều điểm thú vị này tại Hội An nhé.

0918.981.680
gọi để nhận tư vấn miễn phí