Hè về – Ngước mắt thấy chò nâu Sài Gòn

13/08/2021

Người ta không biết chò nâu có tự bao giờ, vì sao lại được ưu ái trồng ở những nẻo đường trung tâm thành phố này. Họ chỉ biết: Chò nâu là của Sài Gòn và thuộc riêng Sài Gòn mà thôi!

Hãy cùng Saigon Travel tìm hiểu vì sao mùa chò nâu lại đặc biệt với Sài Gòn như thế nhé.

tin tuc bai viet so 29.2

Cũng giống như hoa sữa trong mắt người dân Thủ Đô, chẳng biết từ khi nào quả chò nâu đã trở thành 1 đặc sản của Sài Gòn. Có người từng ví von rằng mùa hè ở nơi đây nếu thiếu đi những cánh chò nâu cũng giống như bầu trời thiếu đi những vệt nắng.

Thường ngày ít ai nhận ra. Cho đến khi những tán cây phủ một màu nâu thẫm, chò nâu bắt đầu rơi rụng rải rác quanh các con đường sau cơn mưa, thì người ta mới chợt để ý tới những cánh hoa bay dày trong gió.

Có lẽ ít có thứ quả nào mà lại có được sự mảnh mai, nhẹ nhàng như quả chò. Đến hẹn lại lên, cứ đầu hè về, mỗi khi có cơn gió thổi ngang qua, quả chò với hai cánh mỏng lại tiếp tục những vũ điệu uyển chuyển của mình khoe ra khắp phố đông trước con mắt bao người.

tin tuc bai viet so 29.5

Tại TP.HCM, loại cây này được trồng nhiều trên các công viên, tuyến đường trung tâm để tạo bóng mát, lọc không khí. Đặc điểm của chò nâu là hoa mọc thành cụm nhỏ, từng chùm khoảng 11-12 nhánh, mỗi nhánh có từ 4-6 hoa nhỏ màu trắng như hình ngôi sao. Quả có 2 cánh, lá dài và có lông rất mịn. Lúc non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu nâu. Cây thường ra hoa vào tháng 2-3 và ra quả vào tháng 4-7. Mỗi lần rơi, sao đen xoay như chong chóng xuống vỉa hè, gốc cây. Tựa như bồ công anh, những quả chò nâu bay theo gió để phân tán khắp nơi nhằm duy trì nòi giống. Chò nâu xuất hiện cũng là lúc Sài Gòn bước vào mùa mưa.

Những thân chò cổ thụ, ôm một vòng tay không xuể và thẳng đuột trên nền trời xanh ấy đã có mặt ở thành phố từ rất lâu, tuổi thọ phải gấp đôi, gấp ba lần những cư dân nhập cư. Như một sự ưu ái đặc biệt nào đó, Sài Gòn lại chăm trồng chò quanh những nẻo đường trung tâm. Từ Mạc Đĩnh Chi, Võ Thị Sáu, vòng quanh Hồ Con Rùa, ra tận Nhà thờ Đức Bà, đường dài Nguyễn Thị Minh Khai, có khi về Gò Vấp, Làng Đại Học… Chò có trên nghìn cây, khắp thành phố đâu đâu cũng thấy.

tin tuc bai viet so 29.8

Ngày chò đẹp nhất có lẽ vào cuối chiều, nắng trời vừa kịp se se lại thành từng hạt nhỏ vươn trên tán cây, đổ dài thượt xuống mặt đường một màu cam đất tạo thành khung cảnh thơ mộng. Lúc bấy giờ, gió cũng nhiều hơn, hàng nghìn quả chò khô bay vòng, xoay tít cùng nhau. Có khi chò đậu trên vạt áo của anh công nhân, giỏ xe của bà già đi chợ, tủ đồ của hàng rong, hay thầm nhà, vỉa hè, bến bus… Chò tự cho mình những vũ khúc riêng.

tin tuc bai viet so 29.6

Lâu lắm rồi, người ta mới được dịp ngắm Sài Gòn điệu đà, chầm chậm và lãng mạn thế. Họ chịu nán lại xíu xiu để nhìn chò xoay tít, đôi khi là chụp tấm hình. Mấy đứa trẻ cũng lẽo đẽo theo chân mẹ, xấm xít tranh nhau quả chò khô còn bay thoảng mùi ướp nắng. Người thành phố quen chò, nhưng ít ai biết tên gọi mộc mạc của nó là chò. Họ chỉ hay gọi: Mùa quả chuồn chuồn bay, mùa quả cầu đá rụng,… Thôi kệ, âu cho cùng cũng là cách gọi thương của người ta vậy thôi.

tin tuc bai viet so 29.9

Mùa chò đến rồi đi dăm độ hơn tháng, nó không lâu với Sài Gòn để trở thành một điều hiển nhiên. Sau đó, cây trở lại với dáng vẻ trầm mặc, thẳng đuột màu nâu thẫm, sần sùi của mình. Ấy vậy mà chò vẫn được người Sài Gòn thương thương, nhắc mãi không thôi. Chò là một loại quả, việc nhờ gió để gửi quả đi cũng chỉ là cách mà cây phân tán hạt, bắt đầu vòng đời mới của nó.

0918.981.680
gọi để nhận tư vấn miễn phí