Ghé thăm Làng bè nổi Châu Đốc – An Giang

06/12/2021

Những tour du lịch miền Tây đều đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm sông nước thú vị, như ghé Cần Thơ thì được khám phá chợ nổi sầm uất. Còn khi du lịch An Giang, du khách sẽ được ghé thăm làng cá bè Châu Đốc nổi tiếng dập dềnh trên dòng sông Hậu êm đềm. Hãy cùng Saigon Travel tìm hiểu về Làng cá bè ở Châu Đốc An Giang này nhé.

Nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 4km về hướng Tây đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long của huyện An Phú. Làng cá bè Châu Đốc hay còn gọi là làng bè nổi trên sông Châu Đốc, là nơi nuôi trồng cá nước ngọt nổi của tỉnh An Giang nói riêng và miền Tây Nam nói chung.

Đôi nét thông tin về việc hình thành làng cá bè Châu Đốc (An Giang)

Theo như tìm hiểu từ những người đã gắn bó với nghề nuôi cá bằng bè nổi hàng chục năm qua, làng cá bè Châu Đốc được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ trước. Thời kỳ này, bè cá không nhiều, đa phần chỉ nuôi theo kiểu tự nhiên và không cần cho ăn vì nguồn nước tốt.

tin tuc bai viet so 186.7

Về sau (từ những năm 70 trở đi), do nguồn lợi kinh tế từ việc nuôi cá đem lại cao nên số lượng bè đã tăng lên đáng kể và dần trở thành điểm kinh tế trọng điểm của An Giang. Điểm nhấn là từ năm 1990 đến năm 2005, số lượng bè cá của các vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn từ 100, 200 bè đã tăng lên gần 2.000 bè với sản lượng trung bình thu hoạch hàng năm trên 20.000 tấn/ năm. Đây là giai đoạn được xem là thời kỳ “hoàng kim” của nghề nuôi cá bè trên sông tại Châu Đốc.

tin tuc bai viet so 186.5

Giai đoạn này, đa phần giống cá được nuôi tại các bè nổi của các vùng đều là các giống cá da trơn như cá tra, cá ba sa… Các giống cá này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu. Cũng trong giai đoạn này, cá basa được chọn để làm biểu tượng của thành phố Châu Đốc.

Sau năm 2005, để tăng năng suất hiệu quả nên các hộ dân đã áp dụng khoa học kỹ vào việc nuôi trồng, đồng thời họ cũng nuôi thêm nhiều giống cá mới như cá bống tượng, cá mè dinh, cá lóc bông…

Cho đến năm 2010, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần, cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Chính vì vậy mà số lượng bè cá ngày càng giảm và ít dần như bây giờ. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2018), số lượng bè cá chỉ còn khoảng 90 bè. Điều này cũng nói lên chấm dứt thời kỳ hưng thịnh của làng bè cá Châu Đốc.

tin tuc bai viet so 186.1

Mặc dù thời “hoàng kim” của làng nghề nuôi trọng điểm của nền kinh tế không còn, thế nhưng những dấu ấn vần còn. Nổi bật trong những dấu ấn này phải nói đến dấu ấn tên gọi của nghề là nghề “Bà Cậu”, một tên gọi mà người nuôi cá tin rằng “Bà Cậu” là tổ nghề đánh bắt thủy hải sản và cũng là người phù hộ độ trì cho họ bình an trên sông nước. Cách gọi “Bà Cậu” là cách gọi tắt của “bảy bà ba cậu” (nhưng thực ra là 4 cậu) gồm bà chúa Tiên, bà chúa Ngọc, bà chúa Xứ, bà chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, bà Hỏa, cậu Trầy, cậu Quý, cậu Lý, cậu Thông.

Có gì để tham quan khi ghé làng cá bè Châu Đốc?

Du khách thường thắc mắc vì sao người dân lại sinh sống tập trung thành các làng nổi nuôi cá. Bởi vì tiền mua đất ở thị xã Châu Đốc rất cao nên người dân đã đóng bè neo đậu dưới cửa sông để vừa làm nhà, vừa làm bến bãi. Dần dần do nhu cầu sinh hoạt nên phát sinh nhiều dịch vụ khác như cửa hàng tạp hóa, bán xăng dầu, sửa chữa máy móc,… Vậy là hình thành nên làng nổi ngày nay.

tin tuc bai viet so 186.2

Nuôi cá là nghề sinh sống chủ yếu của những hộ gia đình sống tại làng nổi Châu Đốc. Không chỉ là ngành nghề truyền thống qua từng thế hệ mà làng cá bè Châu Đốc còn là thương hiệu nổi tiếng, điểm tham quan thú vị trong chuyến du lịch miền Tây sông nước. Nét văn hóa bản địa này đã gây sự chú ý, tò mò của nhiều du khách trong nước lẫn quốc tế.

tin tuc bai viet so 186.4

Dừng chân tại làng cá bè Châu Đốc, du khách có cơ hội trải nghiệm cảm giác thả mồi xuống bè và ngắm nhìn hàng ngàn chú cá vẫy đuôi tranh nhau đớp mồi.

tin tuc bai viet so 186.6

Sau đó là nghe hướng dẫn viên giới thiệu cuộc sống người dân ở làng bè cũng như cách thức chăm sóc từng loại cá trên. Ngoài ra, du khách sẽ mua được nhiều mặt hàng lưu niệm độc đáo làm thủ công. Những chiếc túi thổ cẩm rực rỡ hay dụng cụ đánh cá bằng tre đều thu hút sự chú ý của du khách.

Cách đi làng cá bè Châu Đốc (An Giang)?

Do bè cá nằm trên sông Châu Đốc nên việc di chuyển chỉ có một cách duy nhất là đi xuồng máy hoặc thuyền. Chính vì vậy vậy để di chuyển bắt buộc bạn phải đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê thuyền.

tin tuc bai viet so 186.3

Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiêu người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá thuyền các bến tàu ở Châu Đốc tương đối rẻ và hợp lý.

  • Một kinh nghiệm trong việc thuê thuyền di chuyển là bạn nên nhờ bộ phận lễ tân ngay tại nơi bạn lưu trú hoặc những người dân buôn bán xung quanh.

Một số lưu ý khi đến tham quan làng bè nổi trên sông Châu Đốc

  • Một chuyến hành trình tham quan làng cá bè trên sông Châu Đốc bạn nên kết hợp tham quan các làng Chăm gần đó như Đa Phước, Châu Giang, Châu Phong, An Khánh, An Bình …
  • Hạn chế sử dụng giày, guốc cao gót, khó đi khi di chuyển trên thuyền và bè cá.
  • Mặc áo phao để phòng hờ khi có những tình huống hy hữu xảy ra.
  • Chọn những chỗ ngồi thoáng mát trên thuyền nếu bị say sóng.
  • Nếu có đến tham quan các nhà sàn ở các làng Chăm thì nên di chuyển cẩn thận khi đi trên các cây cầu.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu cho một chuyến hành trình du lịch tại An Giang nói chung và làng bè cá Châu Đốc nói riêng là mùa nước nổi từ tháng giữa tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
02873.038.368
gọi để nhận tư vấn miễn phí